Nào chúng ta cùng tìm hiểu những hồ sơ cần có để phục vụ công tác giám sát thi công và nghiệm thu xây dựng nhé.
Hồ sơ phục vụ công tác Tư vấn giám sát tại công trình:
1. Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát địa chất xây dựng.
3. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được cơ quan có đủ điều kiện, năng lực thẩm định và Chủ đầu tư phê duyệt.
4. Báo cáo thẩm định thiết kế, kết hợp với thiết kế kỹ thuật để tìm hiểu và phát hiện kịp thời những sai sót trong quy trình thiết kế kỹ thuật, khuyến cáo các tổ chức thực hiện Dự án trước lúc thi công.
5. Danh sách bộ phận quản lý và các cán bộ tham gia thực hiện Dự án của Chủ đầu tư, Ban tư vấn QLDA, Tư vấn giám sát xây dựng và các Nhà thầu thi công xây lắp.
6. Hồ sơ dự thầu: Xem xét và tìm hiểu điều kiện ưu tiên của công trình, biện pháp thi công, năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu thi công xây lắp.
7. Dự toán trúng thầu: Để theo dõi quản lý khối lượng và chất lượng thi công từng hạng mục, từng công việc cụ thể toàn dự án.
8. Tiến độ và biện pháp thi công xây dựng công trình: Mục đích theo dõi tiến độ thực hiện Dự án, tiến độ thi công chi tiết và giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường..
9. Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thi công của Nhà thầu xây lắp.
Hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
1. Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Văn bản của cấp có thẩm quyền về:
- Quy hoạch kiến trúc.
- Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Biên bản thỏa thuận thiết kế và thiết bị PCCC.
- Biên bản thỏa thuận đánh giá về tác động môi trường.
- Biên bản thỏa thuận đấu nối kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, giao thông…).
4. Giấy phép kinh doanh của đơn vị Tư vấn xây dựng trong nước và chứng chỉ hành nghề của cá nhân phù hợp với công việc thực hiện:
- Tư vấn xây dựng (Khảo sát địa chất xây dựng, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, công nghệ…).
- Giám sát thi công xây lắp.
- Chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình.
5. Giấy phép kinh doanh của Nhà thầu xây lắp trong nước.
6. Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam đối với Nhà thầu nước ngoài (nếu có).
7. Hợp đồng thi công xây dựng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây lắp chính
8. Biên bản bàn giao mốc chuẩn quốc gia.
9. Hồ sơ thiết kế, Tổng dự toán.
10. Báo cáo khảo sát địa chất công trình.
11. Tài liệu quản lý chất lượng công trình (Phụ lục).
- Biên bản Nghiệm thu công việc, Nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công xây dựng, Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng và bản vẽ hoàn công, bản tính khối lượng…
- Phiếu kiểm tra chất lượng, thí nghiệm vật tư, nhật ký GS thi công công trình ...
12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành, giấy phép của cấp có thẩm quyền về:
- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với các trường hợp phải có giấy phép xây dựng).
- Chỉ giới đất xây dựng.
- Văn bản nghiệm thu môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Biên bản kiểm định, giấy phép sử dụng cho các công nghệ thiết bị xử lý nước thải.
- Nghiệm thu đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, giao thông…). An toàn giao thông, hệ thống PCCC, chống sét, thông tin liên lạc… (nếu có).